Hiện nay, nền công nghiệp các nước ngày càng phát triển khiến cho nền kinh tế các quốc gia ngày càng giàu mạnh, kéo theo đời sống người dân ngày càng đi lên. Song song với nhiều lợi ích mà nền công nghiệp hóa mang lại cho người dân thì cũng có nhiều hệ lụy khác như chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, bệnh tật,.v.v… Và điển hình là căn bệnh huyết áp cao ở tuổi già, nhưng hiện nay căn bệnh này đang có nguy cơ trẻ hóa dần. Vậy căn bệnh huyết áp cao là gì? Căn bệnh này có dấu hiệu ra sao? Nguyên nhân do đâu? Cách chữa bệnh cao huyết áp thế nào? Những câu hỏi mà chúng ta vừa đặt ra ở trên sẽ được thitruongnuocngoai giải đáp qua bài viết dưới đây.
Bệnh cao huyết áp là gì?
Tăng huyết áp (hay còn gọi là huyết áp cao) là một chứng bệnh thuộc loại tiến triển từ từ và sẽ không suy giảm mà duy trì trong thời gian dài khi áp lực trên thành động mạch do máu tác động lên tăng cao. Cao huyết áp gây ra lượng lớn áp lực cho tim (tim bị tăng gánh nặng) và là căn nguyên của nhiều chứng bệnh về tim mạch biến thể nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh tim mạch vành,…
Khi người bệnh mắc phải chứng cao huyết áp, áp lực máu khi lưu thông trong lòng các động mạch tăng cao, khiến cho các mô bị chèn ép nhiều hơn và dẫn tới các mạch máu tổn hại càng nhiều theo thời gian.
Có 2 chỉ số chính để xác định huyết áp (huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương) là:
- Huyết áp tâm thu: chỉ số này ứng với giai đoạn tim phải co bóp để đẩy máu vào các tĩnh mạch và động mạch đi nuôi các bộ phận khác trên cơ thể, có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
- Huyết áp tâm trương: chỉ số này tương ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa 2 lần đập liên tiếp của tim, có giá trị thấp hơn huyết áp tâm thu do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim về.
Khi một bệnh nhân bị xác định là mang căn bệnh huyết áp cao khi huyết áp tâm trương (trị số tối thiểu) từ 90 mmHg trở lên và huyết áp tâm thu (trị số tối đa) từ 140 mmHg trở lên. Dạng huyết áp cao phổ biến được xác định với các đối tượng người cao tuổi là huyết áp cao tâm thu đơn thuần hay chính là huyết áp tâm thu ở mức lớn hơn 160 mmHg nhưng huyết áp tâm trương vẫn dưới mức 90 mmHg.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp
Những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh cao huyết áp bao gồm:
Hẹp động mạch chủ bẩm sinh, bệnh thận tiến triển từ từ và kéo dài lâu năm, bệnh này có thể gây ra chứng cao huyết áp ở cánh tay, tạo thành khối u hay những bệnh khác về tuyến thượng thận; thừa cân béo phì, ăn nhiều muối, tuổi cao, bệnh của tuyến giáp, nghiện rượu; lạm dụng thuốc tránh thai, lười vận động, căng thẳng kéo dài.
Ngoài ra, còn có thêm một vài nhân tố khác cũng đóng góp một phần nào đó gây nên chứng cao huyết áp như: Gia đình có tiền sử di truyền, sử dụng thuốc phá thai nhiều lần, hội chứng Cushing, hội chứng Conn – cường Aldosteron tiên phát, nhiễm độc thai nghén…
Triệu chứng của bệnh cao huyết áp
Bệnh nhân cần chú ý đến những những dấu hiệu sau khi nghi ngờ bản thân mắc chứng huyết áp cao:
- Chóng mặt, choáng váng: Huyết áp tăng lên một cách bất ngờ có thể gây nên 2 triệu chứng là choáng váng và chóng mặt. Dấu hiệu này còn cảnh báo trước cho bạn biết nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra.
- Thở nông.
- Đau đầu: Khi áp lực trong máu tăng cao thì nhức đầu là dấu hiệu vô cùng quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt, nếu huyết áp tăng lên trên 180/110mmHg thì đầu của bạn sẽ bị đau dữ dội, các cơ vùng gáy bị tê cứng, cơn đau lan đến tận vùng đỉnh đầu và thậm chí lan tới cả vùng trán.
- Mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa.
- Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh.
- Vết máu trong mắt: Huyết áp tăng cao trong thời gian dài sẽ gây tổn thương cho các mạch máu ở mắt. Từ đó, kết mạc bị tổn thương hay vệt máu trong mắt cũng là một biểu hiện khá rõ của người mắc chứng cao huyết áp.
- Chảy máu mũi: Dấu hiệu chảy máu mũi hay còn có tên gọi khác là chảy máu cam là một trong những dấu hiệu của bệnh cao huyết áp ở giai đoạn đầu.
- Tê hay ngứa ran các chi: Trường hợp huyết áp tăng mà không được kiểm soát thì sẽ làm cho các dây thần kinh trên cơ thể sẽ bị tê liệt, kết quả là gây tê liệt hay gây ngứa ở các chi.
- Tiểu máu.
- Mất ngủ.
Những giai đoạn của bệnh huyết áp cao
- Cao huyết áp nguyên phát: Khi bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân cụ thể thì bệnh nhân sẽ được xếp vào dạng này. Dạng cao huyết áp này khá phổ biến (chiếm 90-95%). Trong đó yếu tố di truyền đóng vai trò vô cùng quan trọng.
- Cao huyết áp thứ phát: Những trường hợp bệnh có nguyên nhân bắt nguồn từ các yếu tố cụ thể như tác dụng phụ của thuốc hay một căn bệnh liên quan nào đó sẽ được xếp vào dạng bệnh này. Các căn bệnh liên quan có thể kể đến như: Bệnh thận mãn tính, bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, bệnh hẹp động mạch chủ bẩm sinh,…
- Huyết áp cao tâm thu đơn độc: Khi chỉ số huyết áp tâm thu tăng cao trong khi chỉ số huyết áp tâm trương không đổi.
- Tăng huyết áp khi người mẹ mang thai: Bao gồm chứng tăng huyết áp giai đoạn thai nghén và thời điểm tiền sản giật. Cảnh báo một số nguy cơ mắc các chứng bệnh thuộc về tim mạch trong thời gian mang bầu.
Biến chứng của bệnh cao huyết áp
bệnh cao huyết áp có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm phải kể đến như:
- Các biến chứng về não: Gây chết một phần não, nhồi máu não, đãng trí, suy giảm nhận thức mức độ nhẹ, trí tuệ sa sút.
- Các biến chứng về mắt: Suy giảm thần kinh thị giác, chất lỏng tích tụ dưới võng mạc, gây bệnh võng mạc, thậm chí dẫn tới mù lòa.
- Các biến chứng tim mạch: Vì hoạt động quá sức khi lọc máu đi nuôi cơ thể mà lâu ngày tim bị phình to ra, gây suy tim, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, và đột tử do tim.
- Các biến chứng về thận: Nguy cơ suy thận, phình động mạch thận gây vỡ, chảy máu bên trong và sẹo thận,…
- Các biến chứng về mạch: Phình tách động mạch gây vỡ, chảy máu, đe dọa tính mạng; động mạch bị hư hỏng, ít đàn hồi, thu hẹp.
- Hội chứng chuyển hóa: Cơ thể bị rối loạn chuyển hóa các chất như tăng nồng độ insulin, giảm HDL-C, tăng vòng eo,…
Phương pháp chẩn đoán bệnh cao huyết áp
- Khám lâm sàng: Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp, xem xét trên các dấu hiệu của chứng tăng huyết áp và khảo sát những yếu tố gây nên nguy cơ, tiền sử của bệnh.
- Khám cận lâm sàng: X-quang ngực, CT scan, điện tâm đồ và xét nghiệm nước tiểu.
Trước khi chuẩn bị tiến hành kiểm tra huyết áp, bạn cần chú ý một vài điều sau để có được kết quả chính xác nhất:
- Không uống cà phê, hút thuốc lá hay rượu bia trước khi đến kiểm tra huyết áp.
- Nên đi vệ sinh trước khi đo huyết áp.
- Trước khi đo huyết áp, bạn nên ngồi tĩnh tại trong 5 phút.
Cách chữa bệnh cao huyết áp
Mục tiêu cơ bản của việc điều trị căn bệnh tăng huyết áp là nhằm giữ cho huyết áp của bệnh nhân luôn nằm trong khoảng ổn định được cho phép, theo tiêu chuẩn là thấp hơn mức huyết áp mục tiêu chung như 140/90mmHg. Tuy nhiên, với các trường hợp bệnh nhân huyết áp cao đi kèm với các bệnh liên quan như đái tháo đường hay nặng hơn là bệnh thận mãn tính, bác sĩ sẽ lập nên một phác đồ điều trị nghiêm ngặt hơn để giúp đảm bảo huyết áp luôn ở mức dưới 130/80mmHg. Lưu ý với từng đối tượng có bệnh lý khác nhau mà huyết áp mục tiêu cũng có ngưỡng khác nhau. Các phương pháp điều trị huyết áp cao như sau:
Chữa bệnh cao huyết áp với trường hợp khẩn cấp
Khi cao huyết áp trở nên ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là dẫn tới ngất xỉu thì đây là trường hợp vô cùng cấp bách, cần phải đưa bệnh nhân tới phòng cấp cứu hay phòng chăm sóc đặc biệt theo chỉ định của nhân viên y tế tại cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.
Vì lúc này khả năng bệnh nhân tử vong là rất cao. Bác sĩ sẽ xử lý hiện trạng của bệnh nhân bằng cách áp dụng thuốc hạ huyết áp ngay lập tức và dùng máy hỗ trợ thở oxy để có thể cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
Với nhiều trường hợp mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là các trường hợp mà bệnh lý đã trở nên mãn tính như cao huyết áp, người bệnh thường khó mà tuân thủ hoàn toàn theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Do đây là loại bệnh lý khó chữa và phải kết hợp nhiều loại thuốc dẫn đến bệnh nhân có thể bỏ quên một vài bữa thuốc, hay nếu nhớ ra thì cũng đã đến bữa thuốc tiếp theo, hoặc uống thuốc không theo khung thời gian biểu cụ thể mà bác sĩ đã đưa ra, do đó mà kết quả điều trị bệnh tăng huyết áp không được tốt.
Bởi lẽ đó, bác sĩ luôn nhắc nhở bệnh nhân phải thật sự kiên quyết với bản thân trong quá trình điều trị, hết sức hợp tác với bác sĩ để tối đa hóa hiệu suất điều trị.
Chữa bệnh cao huyết áp bằng thuốc
Phương pháp điều trị này thường được các chuyên gia đề cập đến trước để cải thiện ban đầu tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả kiểm tra huyết áp và các xét nghiệm liên quan để cân nhắc và cho bệnh nhân áp dụng các loại thuốc phù hợp.
Trong suốt quá trình tiến diễn của bệnh, bệnh nhân sẽ được theo dõi và thay đổi liệu lượng dựa trên các pháp đồ được đưa ra trước đó để có được phác đồ tốt nhất cho bệnh nhân. Trước và sau khi sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ để có được sự điều chỉnh phù hợp.
Và trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần sử dụng thuốc 1 cách đều đặn để bình ổn huyết áp. Vì tăng huyết áp là bệnh mãn tính nên không được tự ý ngừng điều trị và cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Đồng thời, bệnh nhân có thể sử dụng các thang thuốc đông dược để kiểm soát và trị liệu tăng huyết áp theo hướng dẫn của thầy thuốc đông y.
- Thuốc chẹn kênh canxi:
Đây là nhóm thuốc thường được áp dụng trong việc giảm các cơn đau thắt ngực và khi huyết áp tăng cao. Loại thuốc này được chia thành 2 nhóm chủ yếu là:
- Nhóm dihydropyridine:
Nhóm này có công dụng chèn một cách có chọn lọc lên kênh canxi L nằm ở vị trí tại các cơ trơn mạch máu. Từ đó mạch máu được làm giảm bớt sức cản và áp lực khi bơm máu. Việc ứng dụng dihydropyridine có ưu điểm ở chỗ thuốc này không gây tác dụng phụ nguy hiểm nên nó làm chậm một cách an toàn.
- Nhóm nondihydropyridine:
Thuốc này cũng có tác dụng lên kênh canxi nằm ở các tế bào cơ tim. Với liều điều trị phù hợp, thuốc sẽ làm giảm cung lượng tim. Khi phối hợp thuốc này đi kèm với thuốc chèn beta, nên hết sức chú ý.
- Thuốc ức chế men chuyển:
Thuốc này hoạt động theo cơ chế gắn ion kẽm (Zn) của men chuyển vào các vị trí gốc của chuỗi ức chế men chuyển, không cho angiotensin I chuyển hóa lên nấc angiotensin II.
Dẫn tới việc làm giảm angiotensin II, khi đó mạch máu sẽ giãn ra và áp lực trong mạch sẽ hạ xuống. Angiotensin II là thủ phạm gây tác động xấu lên hệ tim và khiến cấu trúc tim, mạch máu và thận thay đổi ở bệnh nhân mắc chứng tăng huyết áp.
Lời khuyên từ các chuyên gia y tế là phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc này do thuốc có tác dụng phụ lên thai nhi khiến thai phát triển không bình thường. Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc chứng hẹp động mạch hai bên thân cũng không nên sử dụng thuốc này để phòng thường hợp suy thận có dấu hiệu tăng nặng.
- Thuốc lợi tiểu:
Thuốc lợi tiểu được coi là một trong các loại thuốc đứng hàng đầu trong việc chữa trị tăng huyết áp do thuốc này có khả năng bệnh tái phát nhiều lần hơn và giảm tỷ lệ tử vong. Các loại thuốc lợi tiểu liều nhỏ được khuyên dùng kèm các loại thuốc hạ huyết áp. Thuốc lợi tiểu được chia thành các loại khác nhau như:
- Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali:
Có vai trò quan trọng chủ yếu trong điều trị tăng huyết áp. Thứ nhất, thuốc có thể kết hợp với thuốc lợi tiểu nhóm thiazid có tác dụng hạn chế bớt lượng kali. Thứ hai, thuốc giúp ngăn chặn sự trao đổi ion natri/kali ở các ống lượn từ xa, từ đó góp phần to lớn trong hạ áp ở các bệnh nhân kháng trị do cường aldosterone.
- Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid:
Thuốc này hoạt động theo cơ chế thải và ức chế việc tái hấp thụ nguyên tố natri ở khu vực các ống thận đóng vai trò vào công dụng giảm cao huyết áp ở các bệnh nhân này và giảm khối lượng máu được dẫn trong mạch. Thuốc này chống chỉ định sử dụng với nhóm thuốc kháng viêm không steroid, hoặc những thuốc lithium do dễ dẫn tới nguy cơ ngộ độc thuốc cao và cả những bệnh nhân tiền sử có bệnh gút.
- Thuốc lợi tiểu quai:
Loại thuốc này chỉ có tác dụng nhỏ trong việc giúp bệnh nhân mắc cao huyết áp trừ trường hợp bệnh nhân bị suy tim hay suy thận.
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin:
Nhóm thuốc này có tác dụng chèn ép lên thụ thể angiotensin II tuýp 1, khiến mạch máu được giãn nở và áp lực lên thành mạch được giảm bớt, thuốc này có công dụng tương tự như nhóm thuốc ức chế men chuyển. Thuốc còn có thể làm giảm sức cản ngoại biên, nhịp đập của tim và cung lượng tim thay đổi nhỏ,…
Được so sánh với nhóm thuốc ức chế men chuyển thì thuốc này không gây các tác dụng phụ như ho và tăng Bradykinin như thuốc ức chế men chuyển. Nói chung thuốc có tác dụng rất tốt với các bệnh nhân không phù hợp với các nhóm thuốc còn lại. Còn về thận trọng và chống chỉ định thì cũng tương tự như nhóm thuốc ức chế men chuyển.
- Theo đông dược, nguyên nhân tạo nên chứng bệnh cao huyết áp chủ yếu là do lo nghĩ, can khí bị ứ huyết, tức giận cao độ làm tinh thần hao tổn, hóa hỏa khiến hư tổn căn âm. Căn âm ngày càng suy yếu làm cho căn dương nhiễu loạn. Chế độ ăn uống mất cân bằng như ăn nhiều thực phẩm giàu protein, nhiều đường glucose, lạm dụng đồ uống có cồn, sử dụng chất kích thích gây tổn thương cho tỳ vị, trong thời gian dài hóa nhiệt làm miệng đắng, ăn không ngon, cơ thể suy nhược, khó tiêu và táo bón.
Để tiêu trừ chứng cao huyết áp, đông y có bài thuốc gồm các vị thuốc như:
- Dạ giao đằng
- Ngưu tất
- Tang ký sinh
- Đỗ trọng
- Hoàng cầm
- Thạch thuyết minh
- Phục linh
- Câu đằng
- Thiên ma
- Ích mẫu
Chữa bệnh cao huyết áp bằng phương pháp thay đổi lối sống
Điều trị bằng thuốc là phương pháp cơ bản với các bệnh nhân mắc các căn bệnh mãn tính. Nhưng ngoài phương pháp trên, các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân nên áp dụng phương pháp chữa bệnh cao huyết áp bằng thay đổi lối sống để không những đẩy lùi bệnh tật mà còn luôn có một nền tảng sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ. Các biện pháp thường được khuyên áp dụng là:
- Cố gắng giảm cân theo hướng dẫn và duy trì cân nặng hợp lý, ổn định: Theo một nghiên cứu được công bố năm 2016, trong trường hợp cơ thể bạn mất đi 5% khối lượng thừa thì chỉ số huyết áp của bạn sẽ giảm đi một cách đáng kể. Việc giảm cân sẽ càng có kết quả tốt đẹp hơn khi bạn cộng hưởng việc giảm bớt khối lượng thức ăn nạp vào cơ thể với tập thể dục. Giảm cân là một phương pháp hữu hiệu để giúp cho mạch máu được co bóp và giãn nở tốt hơn, từ đó máu sẽ dễ dàng được đẩy đi khắp cơ thể từ tâm thất sẽ dễ dàng hơn.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ và sử dụng lượng muối vừa phải trong các bữa ăn (dưới 6g/ngày). Ngoài ra, còn có các loại thảo mộc và gia vị khác có thể thay thế cho muối khi nêm nếm khi nấu nướng giúp hoàn chỉnh phần khuyết thiếu cho món ăn, người thưởng thức vẫn ngon miệng mà ko cần dùng tới muối. Bên cạnh đó, thực phẩm đã qua chế biến luôn không thể mang lại đủ lợi ích về sức khỏe nhiều như so với thực phẩm tươi sống.
- Thường xuyên tập thể dục với các bài tập vừa sức: Tập thể dục hàng ngày, với bài tập vừa phải như đi bộ trong 150 phút/ngày, chạy bộ trong 75 phút/ngày. Những hoạt động như vậy giúp giảm đi áp lực lên thành mạch và nâng cao sức khỏe cho tim.
- Thử bài tập thiền hoặc thở sâu: Trong kết quả từ số lượng lớn nghiên cứu gần đây về lĩnh vực này, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có khá nhiều phong cách thiền khác nhau nhưng chúng đều rất hữu ích đối với việc giúp hạ huyết áp. Liệu pháp đem lại hiệu quả tức thời chính là kỹ thuật thở sâu.
- Luôn giữ ấm cơ thể, tránh nhiễm lạnh đột ngột.
- Tập thói quen quản lý căng thẳng: một số phương pháp giúp thư giãn đầu óc giảm thiểu căng thẳng như: Nghe nhạc nhẹ, âm nhạc êm dịu luôn giúp hệ thần kinh được thư giãn tốt; làm việc ít hơn, áp lực bị gây nên bởi lượng lớn công việc cũng như các tình huống môi trường hay tại công sở là một trong các nguyên nhân cốt lõi gây nên huyết áp cao.
- Hạn chế tối thiểu hay tạm dừng thói quen rượu bia: Trên thực tế, 16% số ca mắc căn bệnh này là bắt nguồn từ việc sử dụng rượu bia một cách thường xuyên. Trong một vài kết quả nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh với những người sử dụng một lượng nhỏ và vừa phải rượu hàng ngày sẽ có trái tim được bảo vệ tốt hơn những người không sử dụng chút rượu nào. Do đó, rượu chỉ thường hay được các chuyên gia khuyến nghị giảm sử dụng rượu xuống mức tối thiểu chứ không cần giảm hẳn, tuyệt đối không sử dụng. Liều lượng vừa phải được khuyên: với nam giới là 2 ly rượu vang đỏ mỗi ngày còn với nữ giới là 1 ly mỗi ngày.
- Không hút thuốc lá: Mối liên hệ giữa việc hút thuốc lá và căn bệnh cao huyết áp luôn tạo ra sự tranh cãi trong cộng đồng khoa học, nhưng việc cấm sử dụng thuốc lá với những người mắc cao huyết áp là một trong các phương pháp tốt nhất tại gia để giảm thiểu chứng cao huyết áp.
- Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đúng liều và lịch trình theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Cắt giảm lượng caffeine: Những người có thói quen uống trà hay sử dụng cà phê thường xuyên đã được chỉ ra là họ có tỷ lệ mắc cao huyết áp hay bệnh về đường tim mạch thấp hơn những người khác trong các nghiên cứu lâm sàng mới đây. Bên cạnh đó, nếu cơ địa bạn không cho phép thì bạn cũng không nên gượng ép sử dụng chất caffeine để tránh phản tác dụng.
Xem thêm: [Giải đáp] Bệnh tiểu đường có lây không? Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Bệnh cao huyết áp nên ăn gì?
- Ăn nhiều thực phẩm giàu kali: sử dụng các thực phẩm giàu kali sau đây cũng là một cách phù hợp để giảm thiểu chứng cao huyết áp tại gia: Cá ngừ và cá hồi; sữa ít béo và sữa chua; rau xanh, khoai lang, khoai tây và cà chua; các loại hạt và đậu; trái cây như bơ, cam, chuối, dưa và mơ. Và quan trọng không kém là nên chú trọng sử dụng thực phẩm tươi sạch hơn là thực phẩm đóng gói.
- Ăn ít đường, đặc biệt là carbs tinh chế: áp dụng chế độ ăn kiêng hạn chế tinh bột trong thời gian dài có thể giúp ích đáng kể cao huyết áp hay như các bệnh liên quan đến tim mạch khác hơn là sử dụng tinh bột một cách không có kế hoạch.
- Ăn nhiều quả mọng: quả mọng là một thực phẩm giàu polyphenol, hợp chất tốt cho sức khỏe của tim mạch có nguồn gốc từ tự nhiên. Vì lý do đó, các chuyên gia y tế về tim mạch thường khuyến khích người đã có bệnh hay chưa có bệnh cũng đều nên ăn thật nhiều quả mọng để giúp chữa trị và phòng tránh cao huyết áp tại nhà. Trong một vài cuộc khảo sát mới đây đối với người ăn nhiều thực phẩm chứa polyphenol và những người ăn ít loại này, kết quả thu được cho thấy rõ ràng công dụng vô cùng hữu ích của chất polyphenol trong việc duy trì huyết áp ở mức ổn định.
- Ăn thực phẩm giàu canxi: Một chế độ dinh dưỡng có nhiều thực phẩm cung cấp nhiều canxi sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình cải thiện chứng cao huyết áp. Đối với người trưởng thành đang ở độ tuổi sung mãn mỗi ngày cần nạp vào cơ thể 1.000mg canxi, còn ở lứa tuổi trung niên (nam trên 70 tuổi và nữ trên 50 tuổi) cần nhiều canxi nạp trong 1 ngày hơn và ở mức 1.200mg. Thông thường thì mọi người hay bổ sung canxi qua sữa nhưng cũng có nhiều thực phẩm khác cũng giàu canxi không kém như cá mòi, rau xanh collard (cải bắp hay cải rổ), đậu hạt và đậu phụ.
- Uống chất bổ sung tự nhiên như chiết xuất tỏi, whey protein (đạm váng sữa), hoa atiso đỏ, dầu cá.
- Chiết xuất tỏi: Chiết xuất tỏi có khả năng điều trị căn bệnh tăng huyết áp độc lập hoặc được sử dụng thành công trong một vài liệu pháp thông thường khác đã được chứng minh ở nhiều cuộc thử nghiệm ngắn mới đây.
- Whey protein (đạm váng sữa): Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy whey protein đã góp phần giúp cải thiện huyết áp cao và chức năng mạch máu ở 38 đối tượng được thử nghiệm.
- Hoa atiso đỏ: Trà hoa atiso đỏ có công dụng giảm huyết áp nhờ vào những hoạt chất như anthocyanin và polyphenol xuất hiện trong loài hoa này với số lượng lớn.
- Dầu cá: Trong khoảng thời gian dài các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng dầu cá mang lại rất nhiều lợi ích cho việc nâng cao sức khỏe tim mạch. Do đó, người bệnh tăng huyết áp nên sử dụng dầu cá như một cách chữa cao huyết áp tại nhà đơn giản.
- Ăn chocolate đen hoặc cacao: Một đánh giá của các nghiên cứu cho thấy cacao giàu flavonoid đã cải thiện nhiều dấu hiệu của sức khỏe tim trong thời gian ngắn, bao gồm cả giảm huyết áp. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên sử dụng bột ca cao nguyên chất vì nó chứa lượng lớn flavonoid và không có đường.
- Ăn thực phẩm giàu magie: Dù vậy, áp dụng chế độ ăn giàu magie cũng là một cách chữa cao huyết áp tại nhà. Bạn có thể kết hợp magie vào chế độ ăn uống với các sản phẩm từ thịt gà, sữa, ngũ cốc, rau và các loại đậu.
- Thường xuyên tự kiểm tra huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp đơn giản.
Trên đây là một số thông tin cơ bản mà chúng tôi cung cấp cho các bạn đọc về căn bệnh huyết áp cao. Nếu các bạn thấy mình có những dấu hiệu cao huyết áp như trên thì nên đến cơ sở y tế đáng tin cậy để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé. Hy vọng bài viết của chúng tôi giúp ích nhiều cho các bạn về phòng tránh và điều trị cao huyết áp.
Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết của chúng tôi