Đái tháo đường không kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính, đặc biệt là các biến chứng trên hệ thần kinh và mạch máu như: tim mạch, thận, mắt, thần kinh…Thừa cân béo phì là một trong các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thế nên phương pháp giảm đường máu ưu tiên là giảm cân. Bài viết dưới đây Thị trường nước ngoài sẽ đưa ra những phân tích và các phương pháp giảm cân cho người tiểu đường.
Tại sao cần giảm cân cho người tiểu đường?
Nguyên nhân tiểu đường đến nay vẫn chưa được tìm thấy rõ ràng nhưng các nhà khoa học đã nghiên cứu một trong những nguyên nhân gây làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2 là tình trạng thừa cân béo phì. Chỉ số đường huyết có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nồng độ glucose trong máu tại thời điểm đo. Từ đó, xác định đường máu của người đó ở mức bình thường hay bất thường.
Theo nghiên cứu thì chỉ số đường máu trong cơ thể luôn duy trì ở mức độ ổn định là 7,8 mmol/l ở bất cứ thời điểm nào và 5.6 mmol/l khi đói. Duy trì đường máu bình thường giúp cho cơ thể hoạt động bình thường. Insulin là hormon duy nhất có tác dụng làm giảm đường máu trong cơ thể. Đối với những người thừa cân, béo phì, khả năng giảm đường huyết của insulin thấp hơn, nhất là những người bị béo bụng.
Lượng insulin đủ để duy trì lượng đường huyết ở người bình thường lại không đủ để duy trì đường huyết ở người béo. Thế nên tuyến tụy tăng cường sản xuất insulin, tuy nhiên lượng insulin được sản xuất cũng chỉ có giới hạn và thường có chiều hướng giảm sút theo thời gian. Tình trạng này kéo dài làm tuyến tụy phải hoạt động quá mức làm lượng insulin không thể khống chế được lượng đường huyết, làm dẫn đến xuất hiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Vì vậy, người béo dễ mắc bệnh tiểu đường hơn so với người có cân nặng bình thường. Đối với người bị bệnh tiểu đường cần giảm cân để giảm áp lực của tuyến tụy tiết ra insulin. Khi đã bị tiểu đường lượng đường trong máu cao hơn bình thường mà đối với bệnh nhân còn thừa cân béo phì càng làm bệnh tiến triển nặng hơn. Béo phì còn làm đề kháng insulin ở cơ thể nên vô cùng bất lợi cho bệnh nhân đái đường. Khi bạn bị bệnh tiểu đường typ 2 giảm cân cùng với xây dựng một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh tiểu đường của bạn thuyên giảm.
Mẹo khi giảm cân nhanh cho người tiểu đường
Đối với bệnh nhân tiểu đường thì giảm cân là một trong những khuyến cáo hàng đầu với bệnh nhân thừa cân, béo phì. Giảm cân thì có rất nhiều cách nhưng giảm cân có hiệu quả và không bị ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe là không dễ dàng bạn có thể tham khảo các mẹo sau đây:
Giảm kích thước bát/đĩa đựng thức ăn hàng ngày
Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia thì việc đặt một lượng thức ăn nhỏ vào chiếc đĩa/bát lớn, bạn sẽ cảm thấy thức ăn không đủ cho một bữa. Điều này sẽ khiến bạn có cảm giác muốn ăn nhiều hơn. Nhưng nếu bạn đặt lượng thức ăn tương tự vào trong một bát/đĩa nhỏ, phần thức ăn sẽ trông nhiều hơn bình thường. Sự khác biệt về kích thước này sẽ giúp bạn có suy nghĩ là mình đã nạp đủ một lượng thức ăn như hàng ngày nhưng trên thực tế là đã giảm bớt khẩu phần ăn.
Uống một ly nước lớn trước khi ăn
Uống một ly nước lớn có thể giúp bạn giảm cân khi đang mắc bệnh tiểu đường bởi điều này sẽ khiến bạn không thể ăn quá nhiều trong bữa ăn. Nước sẽ giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn. Đây có lẽ là một mẹo khá đơn giản, dễ thực hiện nhưng ít người biết đến điều này.
Ghi chép lại những bữa ăn
Cách viết ra những gì bạn đã ăn có thể giúp bạn dễ dàng theo dõi và kiểm soát số calo đã nạp vào cơ thể. Khi bạn luôn nhìn thấy khẩu phần ăn của mình bạn sẽ thay đổi được lượng thức ăn mỗi ngày để phù hợp hơn với cơ thể. Và đặc biệt sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường của mình.
Thường xuyên di chuyển
Bạn biết rằng mình cần tập thể dục để giảm cân, nhưng hãy nhớ rằng việc thường xuyên di chuyển mỗi ngày cũng có thể giúp bạn đốt cháy calo. Hãy bắt đầu bằng cách đứng lên. Trong một giờ, người nặng 170 pound đốt cháy ước tính 186 calo khi đứng so với khi ngồi là 139 calo. Sau đó hãy sử dụng nhiều động tác hơn để các bộ phận trong cơ thể được hoạt động.
Không xem tivi/điện thoại trong lúc ăn
Theo nhiều nghiên cứu, việc ăn trước màn hình với những tác động khác khiến mọi người ăn nhiều hơn, trong khi những người ăn không bị phân tâm sẽ ăn ít hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy việc tập trung lúc ăn cũng là một cách tốt để đạt được cân nặng khỏe mạnh mà không cần phải tính toán lượng calo quá nghiêm ngặt.
Tập thói quen đi bộ sau khi ăn
Nếu bạn không có quá nhiều thời gian tập thể dục mỗi ngày thì hãy dành ra 10 phút sau mỗi bữa ăn để đi bộ thư giãn. Điều này giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu cũng như việc giảm cân. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người đi bộ 10 phút sau mỗi bữa ăn sẽ kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn với những người đi dạo 45 phút các buổi trong ngày.
Không giảm cân bằng cách ăn nhịn ăn
Việc giảm cân của người bị tiểu đường gặp rất nhiều khó khăn. Chắc chắn, bạn luôn phải theo dõi lượng calo nạp vào mỗi ngày nhưng không có nghĩa là sẽ ăn rất ít hoặc nhịn ăn. Điều này sẽ khiến cơ thể yếu đi và bạn sẽ ăn quá nhiều sau khi nhịn. Bạn nên cố gắng cân bằng giữa các bữa ăn và kết hợp cùng tập luyện để có một cơ thể khỏe mạnh nhất.
Thuốc giảm cân cho người tiểu đường
Việc giảm cân thực sự khó khăn đặc biệt là với bệnh nhân bị tiểu đường để cân bằng hàm lượng calo trong cơ thể mà cân nặng phải giảm là điều không dễ dàng. Nên ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh thì việc dùng thuốc giảm cân có thể cân nhắc. Một số thuốc sau đây đã được các nhà khoa học nghiên cứu phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường:
Phentermine (Suprenza) thuốc được dùng kết hợp với chế độ ăn và tập thể dục được bác sĩ chấp nhận giúp bạn giảm cân. Phentermine được sử dụng cho những người thừa cân, béo phì không kiểm soát được cân nặng từ chế độ ăn và tập thể dục. Thuốc được dùng đường uống và 1 lần/ ngày. Có thể uống trước ăn sáng 1 giờ hoặc sau ăn sáng 1-2 giờ. Không nên uống trước khi ngủ vì thuốc có thể làm rối loạn giấc ngủ của bạn. Một số tác dụng không mong muốn của thuốc mà người bệnh có thể gặp phải như: tăng nhịp tim, tăng huyết áp, khó thở…
Orlistat (Xenical) thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế enzym phân hủy chất béo. Thuốc đạt hiệu quả với người có chế độ ăn ít calo, tập luyện thể dục… Với hàm lượng 120mg thì uống 3 lần/ ngày. Uống thuốc trong bữa ăn hoặc sau ăn trong khoảng 1 giờ. Một số tác dụng không mong muốn mà Orlistat mang lại như: tiêu chảy, phát ban, khó thở, sưng mặt…
Lorcaserin (Belviq) thuốc tác động lên thụ thể hóa học trong não để làm cho một người cảm thấy no. Dùng thuốc với chế độ ăn ít calo và tập thể dục co thể giúp bệnh nhân giảm 3,2 kg so với những người dùng giả dược. Lorcaserin đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, nhưng có tác dụng phụ đó làm hàm lượng đường trong máu thấp bất thường ở tiểu đường typ 2, ngoài ra có thể gặp các tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, đầy bụng…
Phentermine/Topiramate-ER (Qsymia) là một thuốc kết hợp giữa Phentermine và Topiramate được biết đến với tác dụng giảm cân. Thuốc Phentermine như đã nói trên nó có tác dụng giảm cảm giác thèm ăn, còn Topiramate là một loại thuốc chống co giật nó có tác dụng làm người dùng sẽ cảm thấy no sau khi ăn. Về liều dùng thì theo từng đối tượng mà liều dùng sẽ thay đổi vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Tác dụng không mong muốn mà người bệnh có thể gặp phải khi dùng thuốc như: dị ứng, tiêu chảy, trầm cảm… Một nghiên cứu cho thấy những người bị tiểu đường typ 2 điều trị bằng thuốc này có thể giảm 6% cân nặng so với những người dùng giả dược.
Thực đơn giảm cân cho người bị tiểu đường
Xây dựng thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường cần được thực hiện theo 1 số nguyên tắc sau:
- Đủ nhu cầu năng lượng mà bệnh nhân cần
- Đủ hàm lượng đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với tỷ lệ hợp lý.
- Hạn chế được các rối loạn chuyển hóa: protid, lipid, glucid.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý và các hoạt động thể lực hàng ngày.
- Phù hợp với tập quán ăn uống của địa phương.
- Đơn giản, tiện lợi và không quá đắt tiền.
Để xây dựng một thực đơn giảm cân cho người tiểu đường sẽ khác rất nhiều so với thực đơn giảm cân thông thường và cũng yêu cầu tương đối cao với thực đơn khi xây dựng. Đây là cách xây dựng thực đơn được các bác sĩ bệnh viện trung ương quân đội 108 xây dựng:
Bước 1: Xác định cân nặng nên có(CNNC) dựa vào chiều cao bằng cách:
Cân nặng đối với nam = chiều cao(m) x chiều cao(m) x22
Cân nặng đối với nữ = chiều cao(m) x chiều cao(m) x21
Đây là mức cân nặng tối đa nên có phòng ngừa nguy cơ tăng hoặc giảm cân gây nên tình trạng thừa cân, béo phì, hoặc suy dinh dưỡng
Ví dụ: Bạn là nam cao 1m70, cân nặng nên có là 1,7 x 1,7 x 22= 63,58~ 64 kg
Bạn là nữ cao 1m63, cân nặng nên có là 1,63 x 1,63 x 21= 55,79~ 56kg
Bước 2: Xác định nhu cầu năng lượng với từng đối tượng bệnh nhân:
- Nằm tại gường: 25 kcal x CNNC
- Lao động nhẹ: 30kcal x CNNC
- Lao động trung bình: 35kcal x CNNC
- Lao động nặng: 40kcal x CNNC
Tương tự ví dụ trên, đối với công nhân viên làm việc văn phòng được xếp là nhóm lao động nhẹ thì:
Nhu cầu năng lượng đối với nam: 30kcal x 64kg =1920 kcal
Nhu cầu năng lượng đối với nữ: 30kcal x 56 kg =1680 kacl
Bước 3: Xác định thực đơn dựa trên Bảng quy định số đơn vị thực phẩm cho các chế độ ăn đái tháo đường.
Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thực phẩm được chia làm các nhóm chính sau :
- Nhóm 1: Nhóm chất tinh bột: gạo, khoai, ngô, sắn…phải hạn chế các thực phẩm chứa tinh bột, tuy nhiên không được giảm quá nhiều để cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường. Tỷ lệ chấp nhận được đối với bệnh nhân tiểu đường là 50-60%
- Nhóm 2: Nhóm chất đạm: thịt đỏ, thịt bò, thịt gà, cá hồi, trứng,đậu… Lượng đạm đối với bệnh nhân tiểu đường phải cao hơn lượng đạm của người bình thường là 15-20%( người bình thường chỉ 12-14%) Lượng đạm có thể cung cấp từ động vật như: thịt đỏ, cá, trứng.. hoặc từ thực vất như: các loại đậu, lạc… có chỉ số đường huyết thấp hơn
- Nhóm 3: Nhóm chất béo: mỡ (mỡ thịt, mỡ cá…) và dầu (dầu trong các loại hạt, loại quả: lạc, vừng, dừa, bơ…). Giảm mỡ động vật vì dễ gây xơ vữa động mạch. Nên ăn các loại chất béo có trong các loại dầu hạt (dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương…). Năng lượng do chất béo nên đạt 20-30% tổng số năng lượng khẩu phần (người bình thường là 18-25%) và không nên vượt quá 30%.
Cần đảm bảo đủ các vitamin và khoáng chất (sắt, iốt…). Các thành phần này thường có trong rau quả tươi.
- Nhóm 4: Nhóm chất xơ: gồm có các loại thực phẩm rau, củ, quả… Nên tăng cường chất xơ 30 – 40g/ngày. Đối với bệnh nhân bị tiểu đường nên ăn nhiều các loại chất xơ. Chất xơ giúp có tác dụng chống táo bón, giảm đường huyết trong máu và cholesteron sau ăn. Khi khẩu phần ăn có nhiều chất xơ làm giảm ăn của các chất khác đặc biệt là tinh bột.
- Nhóm 5: Nhóm gia vị trong gia vị cần lưu ý nhất đối với 2 loại gia vị là đường và muối đối với bệnh nhân tiểu đường. Cần giảm lượng đường và muối trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường. Đường có trong bánh, kẹo, mứt, nước ngọt…khi bệnh nhân hấp thụ lượng đường quá nhiều làm tăng chỉ số đường huyết. Đối với muối khi ăn nhiều muối dễ dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hoá, giữ nước, phù, tế bào giảm mẫn cảm với insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Bước 4: Lựa chọn thay thế các thực phẩm làm giảm lượng đường huyết như:
- Thay thế các thực phẩm nhóm tinh bột như gạo tẻ hay gạo nếp thay bằng gạo lứt, ngũ cốc không đường… Có thể dùng các loại bánh mì như bánh mì đen, bánh mì lúa mạch…Sử dụng thay thế tinh bột trong khẩu phần ăn bằng các loại củ như khoai lang…
- Các chất đạm như các loại thịt đỏ được thay thế bằng các loại thịt trắng như thịt gà và nên lựa chọn phần ức gà do thịt trắng chứa ít calo hơn so với thịt đỏ.
- Hàm lượng chất xơ là thành phần quan trọng giúp giảm cân nên lựa chọn các loại chất xơ ít calo như cà rốt, củ cải đường, súp lơ xanh, rau chân vịt…
- Ngoài ra còn nên bổ sung các Vitamin cho cơ thể bằng cách ăn nhiều loại hoa quả ít đường như: táo, bơ, lê, quả mâm xôi, dâu tây…
- Ngoài ra các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh có thể dựa vào chỉ số đường huyết để phân loại các thực phẩm
Xem thêm: [Giải đáp] Bệnh tiểu đường có lây không? Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Lưu ý khi giảm cân cho người tiểu đường
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể theo nhu cầu của từng người.
- Nên ăn điều độ, đúng giờ, không để đói quá, không để no quá sẽ rất khó để kiểm soát đường huyết.
- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa), nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của các bữa ăn.
- Không nên quá kiêng khem mà cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, chất xơ…
- Ngoài chế độ ăn uống cần kết hợp với chế độ tập luyện thể dục tạo thành lối sống lành mạnh.
Một số câu hỏi
Giảm cân có giảm đường huyết không?
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng giảm cân làm giảm đường huyết. Khi giảm cân làm áp lực lên insulin giúp cải thiện hoạt động của insulin làm giảm nồng độ đường huyết. Giảm cân sẽ tạo cho người bệnh thoải mái về tinh thần làm cho bệnh nhân có giấc ngủ ngon hơn làm giảm các nguy cơ biến chứng nguy hiểm của đái đường đặc biệt các bệnh liên quan đến tim mạch.
Tại sao người tiểu đường lại gầy?
4 biểu hiện điển hình của những bệnh nhân tiểu đường typ 2 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều. Khi một người một lúc có những biểu hiện này thì nên đi khám bác sĩ. Vậy tại sao người tiểu đường lại gầy? Khi bị tiểu đường khiên cơ thể không chuyển hóa được năng lượng từ thức ăn nên nó phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Tiểu đường là tình trạng thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin vào cho insulin giảm tổng hợp protein và mỡ tăng quá trình tiêu protein và tiêu mỡ dẫn đến tình trạng gầy, sút cân.
Mong qua bài chia sẻ trên có thể giúp cho bệnh nhân bị tiểu đường có một định hướng tốt cho sức khỏe của mình và cố gắng duy trì cuộc sống sinh hoạt lành mạnh.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về bệnh tiểu đường qua bài viết sau:
Tổng quan bệnh tiểu đường: nguyên nhân, biểu hiện & phòng bệnh